Thịt lợn là loại thịt đỏ được tiêu thụ phổ biến nhất trên thế giới, là nguyên liệu để chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, có lợi cho sức khỏe. Thịt lợn là một thực phẩm giàu protein và chứa hàm lượng khác nhau của các chất béo. Hàm lượng protein trong thịt lợn chín là khoảng 26% trọng lượng tươi.
Thịt lợn khá lành tính, vì vậy, hầu như đối tượng nào cũng có thể ăn thịt lợn. Là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn người Việt nhưng thịt lợn hiện nay dường như nằm ngoài tầm kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này khiến người tiêu dùng hết sức cẩn trọng trong việc lựa chọn thịt lợn.
Vì vậy, cá cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp muốn có chỗ đứng trên thị trường buộc phải tiến hành thử nghiệm kiểm nghiệm chất lượng thịt lợn.
kiểm nghiệm thịt heo ( lợn) nhằm mục đích gì ?
Kiểm nghiệm thịt lợn không chỉ là tiêu chí đánh giá chất lượng của thịt lợn mà còn là điều kiện bắt buộc để tiến hành làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng thịt lợn. Những câu hỏi phổ biến của doanh nghiệp về quy trình kiểm nghiệm thịt lợn như : Cần kiểm nghiệm những chỉ tiêu nào? Kiểm nghiệm như thế nào ? kiểm nghiệm ở đâu là hợp quy định ?
chỉ tiêu kiểm nghiệm
Chỉ tiêu chất lượng: Thường là kiểm định về hàm lượng protein, độ ẩm
Chỉ tiêu vi sinh vật: Tổng số vi sinh vật hiếu khí, E.Coli, Salmonella
Chỉ tiêu kim loại nặng: Hàm lượng Cadimi (Cd), Hàm lượng Chì (Pb)
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hàm lượng độc tố vi nấm
Có thể thấy, để có thể đưa sản phẩm thịt lợn ra thị trường đòi hỏi sự kiểm nghiệm chất lượng một cách nghiêm ngặt và khắt khe.
Tuỳ vào mục đích kiểm nghiệm như kiểm tra chất lượng, kiểm nghiệm định kỳ, kiểm nghiệm để làm thủ tục công bố chất lượng sản phẩm….doanh nghiệp có thể bổ sung hoặc giảm bớt các chỉ tiêu nhằm tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí vẫn đảm bảo theo đúng quy định sản phẩm.
tại sao phải tiến hành kiểm nghiệm
kiểm nghiệm là việc bắt buộc phải tiến hành trong quá trình sản suất cũng như đưa sản phẩm ra thị trường, để xác định thịt heo đạt chất lượng, không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài ra căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm giúp cơ sở sản xuất tìm ra thịt không đạt chất lượng tránh mang ra thị trường sản phẩm không đat. Tạo niềm tin cho khách hàng đối với sản phẩm đang bày bán đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng….
yêu cầu kiểm nghiệm
- khách quan chính xác
- tuân thủ các quy định về chuyên môn kỹ thuật
dịch vụ kiểm định
- tư vấn và xây dựng chỉ tiêu phù hợp với sản phẩm và quy chuẩn
- lấy mẫu và tiến hành kiểm nghiệm: nhiệt tình hỗ trợ khách hàng
- tính kết quả và ra giấy chứng nhận kiểm định
- thành lập bảng thành phần dinh dưỡng của thực phẩm
- thời gian từ 5 đến 7 ngày tùy vào loại thực phẩm và thành phần tính chất của sản phẩm
quy trình kiểm tra giết mỗ lợn theo quyết định 87/2005 BNN
Kiểm tra sau giết mổ đối với lợn:
1. Khám đầu:
1.1. Kiểm tra niêm mạc miệng, cơ nhai, cơ lưỡi để phát hiện dấu hiệu bệnh lý. Chú ý phát hiện hạt gạo ở cơ nhai và cơ lưỡi;
1.2. Kiểm tra hạch lâm ba mang tai, dưới hàm: xem hình thái, thể tích, màu sắc bên ngoài và độ rắn, mềm của hạch; bổ đôi hạch quan sát màu sắc và trạng thái của bề mặt mặt cắt, kiểm tra những biến đổi bệnh lý như xung huyết, xuất huyết, hoại tử. Mỗi hạch cắt tối thiểu hai lát cắt .
2.Khám phủ tạng:
2.1. Khám phổi:
Chú ý đến bệnh tích viêm phổi và nhiễm trùng thứ phát đối với vi rút gây bệnh viêm màng phổi, viêm bao tim, viêm màng hạch.
2.1.1. Quan sát bên ngoài: hình thái, màu sắc, tổ chức của các thuỳ phổi chú ý phát hiện các dấu hiệu bệnh lý như xung huyết, xuất huyết, hoại tử, ….;
2.1.2. Quan sát bên trong: sờ nắn toàn bộ lá phổi, cắt ngang lá phổi xem màu sắc của mặt cắt. Kiểm tra phát hiện các hạt lao phổi, bệnh tích của các bệnh Tụ huyết trùng, Suyễn lợn, ….;
2.1.3. Kiểm tra hạch lâm ba nhánh phế quản phổi trái, phải.
2.2. Khám tim:
2.2.1. Quan sát bên ngoài: xem hình thái, tổ chức, màu sắc cơ tim, mỡ vành tim, tình trạng tích nước của màng bao tim, các dấu hiệu bệnh lý như xuất huyết, xung huyết, ký sinh trùng;
2.2.2. Quan sát bên trong: nếu phát hiện có dấu hiệu bệnh lý thì bổ dọc quả tim để quan sát màu sắc mặt trong tim, độ đàn hồi của cơ tim, biến đổi của van nhĩ thất, ký sinh trùng.
2.3. Khám gan:
2.3.1. Quan sát bên ngoài: xem hình thái, thể tích, rìa gan, màu sắc bên ngoài của gan;
2.3.2. Quan sát bên trong: cắt tổ chức gan kiểm tra màu sắc tổ chức gan, độ rắn mềm của gan, trạng thái bề mặt mặt cắt; cắt ống dẫn mật để kiểm tra;
2.3.3. Kiểm tra hạch lâm ba gan.
2.4. Khám lách:
2.4.1. Quan sát ngoài: hình thái, thể tích, màu sắc, tính chất của lách;
2.4.2. Quan sát bên trong: cắt dọc lách quan sát trạng thái mặt cắt và các tổ chức lách.
2.5. Khám dạ dày, ruột:
2.5.1. Khám dạ dày: kiểm tra các vết loét, xung huyết, xuất huyết ở niêm mạc dạ dày;
2.5.2. Khám ruột: kiểm tra hạt lao ruột, xung huyết, xuất huyết ở niêm mạc ruột, nốt loét ở thành ruột;
2.5.3. Kiểm tra hạch lâm ba màng treo ruột.
3. kiểm tra thân thịt
Để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh hãy liên hệ cho chúng tôi ngay:
CÔNG TY TNHH TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM
Hotline: 097.8263.668 – 0909.730.849
Email: hanghoathuonghieu.hn@gmail.com
Website : https://hanghoathuonghieuhn.vn