Hiện nay, trà là thức uống phổ biến và có ảnh hưởng lớn nhất trên toàn thế giới. Sản lượng tiêu thụ trà mỗi năm bằng tổng tiêu thụ của cà phê, chocolate, nước ngọt và rượu cộng lại với nhau. Tuy nhiên, đây không phải là sự may mắn mà hoàn toàn là do những đặc tính tự nhiên nổi trội của loại đồ uống này. Trà chứa một lượng lớn các chất sinh học như flavonoid, acid amin, vitamin… có tác dụng chống ung thư. Đặc biệt, caffeine trong trà sẽ giúp con người tỉnh táo nếu uống vào buổi sớm.
Trà cũng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và được đưa vào nhiều thực đơn ăn kiêng nổi tiếng. Ngoài ra, phải kể tới catechin trong trà xanh có thể ngăn ngừa béo phì, ung thư gan hay đại tràng.
Trà sản xuất, chế biến trong nước hay nhập khẩu đều phải đáp ứng các điều kiện về an toàn thực phẩm. Sản phẩm trà sản xuất trong nước trước khi lưu thông trên thị trường phải xin giấy phép công bố tiêu chuẩn chất lượng do Sở Y tế cấp.
Theo Quyết Định số 46/2007/QĐ-BYT ban hành ngày 19/02/2007 (quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm) thì kiểm nghiệm trà là việc bắt buộc phải thực hiện trong quá trình gia công, sản xuất cũng như trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Theo đó trước khi tiến hành công bố nguyên liệu trà, sản xuất gia công đóng gói trà hoặc nhập khẩu đều phải tiến hành kiểm nghiệm và định kỳ 6 tháng phải tiến hành kiểm nghiệm định kỳ.
Ngoài ra căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắn và điều khiển sản xuất theo hướng đã định, phát hiện những sai sót về sử dụng nguyên liệu, quy trình, thao tác, tìm ra nguyên nhân để khắc phục kịp thời. Việc kiểm định còn giúp doanh nghiệp tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, điều chỉnh, tối ưu hóa quy trình sản xuất để đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.
Yêu cầu đối với việc kiểm nghiệm trà:
Việc kiểm nghiệm trà (chè) được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành chỉ định.
Kiểm nghiệm thực phẩm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- a) Khách quan, chính xác;
- b) Tuân thủ các quy định về chuyên môn kỹ thuật
Nguyên tắc xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm
xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm là công việc cần phải làm trước khi thực hiện hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm. Tuy nhiên để xây xây dựng chỉ tiêu đối với từng sản phẩm cụ thể phải dựa trên cơ sở nào?
Đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật thì chỉ tiêu kiểm nghiệm được xây dựng dựa trên
- Quyết Định số 46/2007/QĐ – BYT ban hành ngày 19/12/2007 (Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm)
- QCVN 8-1:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm
- QCVN 8-2:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm)
- QCVN 8-3:2012/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm)
- Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với từng sản phẩm cụ thể
Đối với những sản phẩm có quy chuẩn kỹ thật thì chỉ tiêu kiểm nghiệm của sản phẩm bắt buộc phải xây dựng theo QCVN tương ứng
Trà được kiểm nghiệm với các chỉ tiêu chính như sau
Các chỉ tiêu cảm quan:
– Trạng thái cảm quan: khô tơi, màu ….
– Mùi vị: Mùi thơm đặc trưng, vị ngọt.
Các chỉ tiêu chất lượng hóa lý:
– Độ ẩm
– Carbohydrate
– Tro tổng
(- Hàm lượng các chất chính)
Các chỉ tiêu vi sinh vật:
– Tổng số vi khuẩn hiếu khí
– Coliforms
– E.coli
– Clostridium perfringens
– Baccillus cereus
– Tổng số bào tử nấm men, nấm mốc
Các chỉ tiêu Kim loại nặng:
– Hàm lượng Cadimi (Cd)
– Hàm lượng Chì (Pb)
(- Hàm lượng Thủy ngân)
Hàm lượng các chất độc hại không mong muốn:
– Hàm lượng Aflatoxin B1
– Hàm lượng Aflatoxin B1B2G1G2
– Dư lượng chất bảo vệ thực vật phù hợp với quy định tại Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT
Để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ thủ tục quá trình kiểm nghiệm hãy liên hệ với chúng tôi.
CÔNG TY TNHH TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM
Hotline: 097.8263.668 – 0909.730.849
Email: hanghoathuonghieu.hn@gmail.com
Website : https://hanghoathuonghieuhn.vn