Mứt được xem là món ăn vặt ưa chuộng trên thị trường. Nhất là dịp tết, thị trường tiêu thụ rất nhiều loại mứt khác nhau như: mứt gừng, mứt trái cây… Ngoài ra, những ngày thường ngày người ta vẫn hay dùng các loại mứt đó.
Tuy nhiên, cơ sở sản xuất mứt bắt buộc phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP. Hay nói cách khác, doanh nghiệp phải đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Căn cứ vào Luật ATTP số 55/2010, Nghị định số 38/2012/NĐCP, Thông tư 29/2012/TT – BCT và căn cứ vào chức năng quyền hạn của Bộ công thương. Bộ công thương cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột, mứt, bánh kẹo, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứ đựng thực phẩm thuộc trách nhiệm của sở Công thương.
Danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm/ hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của bộ công thương (Theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương)
- Nhóm Bia: Bia hơi, Bia chai, Bia lon
- Nhóm Rượu, Cồn và đồ uống có cồn:
- Nhóm Sữa chế biến:
- Nhóm Dầu thực vật
- Nhóm Bột, tinh bột:
- Nhóm Bánh, mứt, kẹo:
– Bánh quy ngọt, mặn hoặc không ngọt, mặn, Bánh bít cốt, bánh mì nướng và các loại bánh nướng tương tự, Bánh bột nhào, Bánh mì giòn, Bánh gato
– Các loại kẹo cứng, mềm có đường không chứa cacao, Kẹo cao su, đã hoặc chưa bọc đường, Kẹo sô cô la các loại
– Mứt, thạch trái cây, bột nghiền và bột nhão từ quả hoặc quả hạch, thu được từ quá trình đun nấu, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu
– Quả, quả hạch và các phần khác ăn được của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu
– Các sản phẩm bánh mứt kẹo khác
- Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Thẩm quyền sở công thương:
Các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm (trừ trường hợp sản xuất ban đầu nhỏ lẻ: cơ sở chỉ có 02 lao động trở xuống trực tiếp tham gia sản xuất) trên địa bàn tỉnh có công suất thiết kế:
– Rượu: Dưới 03 triệu lít sản phẩm/năm
– Bia: Dưới 50 triệu lít sản phẩm/năm
– Nước giải khát: Dưới 20 triệu lít sản phẩm/năm
– Sữa chế biến: Dưới 20 ngàn lít sản phẩm/năm
– Dầu thực vật: Dưới 50 ngàn tấn sản phẩm/năm
– Bánh kẹo: Dưới 20 ngàn tấn sản phẩm/năm
– Bột và tinh bột: Dưới 100 ngàn tấn sản phẩm/năm
Thành phần hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm
– Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cở sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền được sở Công Thương chỉ định cấp theo quy định;
– Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cở sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp theo quy định.
Để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh hãy lien hệ cho chúng tôi ngay:
CÔNG TY TNHH TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VIỆT NAM
Hotline: 097.8263.668 – 0909.730.849
Email: hanghoathuonghieu.hn@gmail.com
Website : https://hanghoathuonghieuhn.vn